Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 năm 2025, 4 giáo viên Việt Nam từ Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Bộ Công thương và Đại học Đà Lạt sẽ tham gia chương trình Đại học mùa hè do Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga khởi xướng. Các thành viên khóa học sẽ được đào tạo theo Chương Trình «Obninsk Tech: train-the-trainers» tại сác trường đại học Đối tác của «Obninsk Tech». Quỹ thúc đẩy phát triển hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và hữu nghị” là đơn vị hỗ trợ, kết nối các trường của Việt Nam tham gia chương trình này.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Trong đó, trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp có 03 giảng viên tham gia chương trình gồm: KS. Bùi Hữu Hoàng – Trợ giảng Khoa Điện – Tự động hoá; ThS. Trần Quốc Hưng – Trợ giảng Khoa Điện tử và Kỹ thuật máy tính và ThS. Phan Hoài Nam – Giảng viên Khoa Điện – Tự động hoá
Chương trình nhằm mục đích giúp giáo viên từ các trường đại học nước ngoài làm quen với tiềm năng công nghệ và giáo dục của các trường đại học và các công ty đối tác của Trung tâm khoa học và giáo dục quốc tế về Công nghệ nguyên tử và các công nghệ liên quan “Obninsk Tech”, nâng cao trình độ của những người tham gia trong lĩnh vực tạo ra các loại sản phẩm công nghệ cao mới nhất, cũng như trao đổi kinh nghiệm của đại diện từ các trường khoa học – giáo dục từ các nước khác nhau.
Các đơn vị đồng thực hiện chương trình là các trường đại học hàng đầu của Nga, cụ thể là: Đại học Kỹ thuật Điện quốc gia St. Petersburg “LETI” (St. Petersburg), Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia “MEPhI” (Obninsk), Học viện kỹ thuật Rosatom, Đại học Bách khoa Saint Petersburg mang tên Peter Đại đế. Mục tiêu chính của chương trình là trao đổi kinh nghiệm giữa các trường phái khoa học và giáo dục của các quốc gia khác nhau, cũng như đào sâu kiến thức trong lĩnh vực công nghệ hiện đại và giáo dục kỹ thuật. Chương trình bao gồm hai chuyên ngành: “Điện tử và tự động hóa”, “Công nghệ hạt nhân”.
Ngoài thành phần giáo dục, dự án sẽ bao gồm một chương trình văn hóa, cụ thể là thăm Bảo tàng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới (thành phố Obninsk), Công viên dân tộc học và Bảo tàng “Ethnomir” (thành phố Obninsk), Bảo tàng Nguyên tử, Triển lãm thành tựu quốc dân toàn Nga (VDNKh), chuyến tham quan bằng xe buýt quanh thành phố Moskva, đi thuyền dọc theo Sông Neva, St. Petersburg, Bảo tàng Hermitage.
Những giảng viên Việt Nam tham gia chương trình sẽ có cơ hội:
* Đào sâu kiến thức của mình trong lĩnh vực điện tử, kỹ thuật điện và công nghệ hạt nhân.
* Làm quen với những phát triển tiên tiến và đổi mới sáng tạo của Nga trong các lĩnh vực này.
* Nắm vững các phương pháp giảng dạy hiện đại.
* Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp Nga và thiết lập các quan hệ nghề nghiệp mới.
Dự kiến các chương trình “train-the-trainers” sẽ diễn ra thường niên và sẽ có tác động đáng kể đến chất lượng đào tạo nhân sự kỹ sư (kỹ thuật) tại Việt Nam, đồng thời cũng sẽ góp phần phát triển hơn nữa hợp tác Việt- Nga trong lĩnh vực giáo dục và khoa học.
Tham khảo:
“Đại học mùa hè” (Obninsk Tech: train-the-trainers)
Chương trình nhằm mục đích giúp giáo viên từ các trường đại học nước ngoài làm quen với tiềm năng công nghệ và giáo dục của các trường đại học và công ty đối tác của Trung tâm khoa học và giáo dục quốc tế về công nghệ nguyên tử và liên quan “Obninsk Tech”, nâng cao trình độ của những người tham gia trong lĩnh vực tạo ra các loại sản phẩm công nghệ cao mới nhất, cũng như trao đổi kinh nghiệm của đại diện từ các trường khoa học -giáo dục của các nước khác nhau.
Chương trình có sự tham gia của các giáo viên và nhà nghiên cứu trẻ từ các trường đại học đối tác từ Việt Nam, Ai Cập, Uzbekistan, Malaysia, Indonesia, Ethiopia, Nam Phi, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Serbia. Các giáo viên là chuyên gia trong lĩnh vực điện tử, kỹ thuật điện, quang tử, tự động hóa, công nghệ hạt nhân.
Chương trình bao gồm 2 hướng:
1. Điện tử và tự động hóa
Chương trình nhằm mục đích nâng cao trình độ của giảng viên các cơ sở giáo dục đại học làm việc trong lĩnh vực phát triển linh kiện điện tử, phát triển và tạo ra các hệ thống thông tin và điều khiển dựa trên vi xử lý và vi điều khiển, cũng như các lĩnh vực liên quan. Mục tiêu chính của chương trình là trao đổi kinh nghiệm giữa các trường khoa học và giáo dục của các quốc gia khác nhau, cũng như đào sâu kiến thức trong lĩnh vực công nghệ hiện đại và giáo dục kỹ thuật. Chương trình bao gồm các lĩnh vực chính, bao gồm vi điện tử công suất, hệ thống xử lý tín hiệu vi sóng dựa trên các nguyên lý mới, hệ thống điện tiên tiến, hệ thống điều khiển tự động, cũng như các đặc thù của giáo dục kỹ thuật. Chương trình cũng bao gồm nghiên cứu các phương pháp tiếp cận hiện đại để kiểm soát chất lượng sản xuất và đưa các giải pháp sáng tạo vào quá trình giáo dục, góp phần hình thành kiến thức cơ bản và ứng dụng ở sinh viên.
2. Công nghệ hạt nhân
Chương trình Công nghệ hạt nhân sẽ giới thiệu cho các giảng viên đại học các phương pháp đào tạo các chuyên gia trẻ trong lĩnh vực vận hành lò phản ứng, tính toán thủy lực nhiệt và vật lý neutron, an toàn và độ tin cậy của các nhà máy điện hạt nhân lớn và nhỏ, nghiên cứu các quá trình xảy ra trong các vụ tai nạn nghiêm trọng tại các nhà máy điện hạt nhân, cũng như làm quen với các phương pháp và kỹ thuật đào tạo các chuyên gia về quy trình tiến hành giám sát liều lượng tại các cơ sở điện hạt nhân. Kế hoạch bắt buộc bao gồm các bài giảng và lớp học thực hành dưới sự hướng dẫn của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Đơn vị tổ chức: Trung tâm khoa học và giáo dục quốc tế về Công nghệ Hạt nhân và Công nghệ Liên quan “Obninsk Tech” là một trung tâm công nghệ được thành lập tại Tỉnh Kaluga theo sáng kiến của tập đoàn nhà nước, Đại học nghiên cứu nguyên tử quốc gia “MEPhI”. Trung tâm được xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo nhân sự cho ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân của Nga và các quốc gia thân thiện bằng cách kết hợp các nỗ lực của giáo dục đại học, các tổ chức khoa học hàng đầu và các doanh nghiệp trong ngành. Cơ sở hạ tầng của chi nhánh Obninsk của Đại học MEPhI (IATE MEPhI) và Học viện Kỹ thuật Rosatom đã đã được sử dụng cho mục đích này; 20 trường đại học đối tác của Rosatom đang tham gia vào dự án. Dự kiến Trung tâm sẽ trở thành cơ sở cho sự phát triển của các công nghệ giáo dục hiện đại, nơi trưng bày các sản phẩm công nghệ cao của các công ty Nga, nơi tổ chức các hội nghị, triển lãm, trường học quốc tế, v.v.
Nguồn: Ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Quỹ thúc đẩy hợp tác Nga – Việt “Truyền thống và Hữu nghị”