Khoa Điện – Tự động hoá UNETI tổ chức Hội thảo Khoa học “Điện hạt nhân: Hành trình chuyển đổi và cơ hội nghề nghiệp”.

Lượt xem: 21

Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu Nhà trường về việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, tăng cường kết nối giữa đào tạo và nhu cầu xã hội, đem những công nghệ năng lượng then chốt gần hơn với trường đại học, 8 giờ 00 ngày 25/04/2025 tại Phòng Hội thảo HA8 – 218, Lĩnh Nam, Khoa Điện – Tự động hoá UNETI đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Điện hạt nhân: Hành trình chuyển đổi và cơ hội nghề nghiệp”.

Với sự tham dự của PGS.TS Võ Thu Hà – Trưởng khoa Điện – TĐH; PGS.TS. Trần Đức Chuyển – Phó Trưởng phụ trách bộ môn Điện CN&Đ; TS. Đỗ Quang Hiệp – Phó Trưởng phụ trách bộ môn Kỹ thuật Điện; TS Bùi Mạnh Tú, ThS Phạm Văn Huy; TS. Trương Văn Khánh Nhật – GĐ Công ty Cổ phần Công nghệ Năng lượng Việt Nam (Powerlogy JSC), TS Ngô Mạnh Tiến- Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, TS Nguyễn Thành Trung – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, cùng đông đảo các giảng viên và sinh viên tham dự.

Mở đầu hội thảo, PGS.TS Võ Thu Hà phát biểu khai mạc và định hướng đây là buổi sinh hoạt chuyên môn quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác KHCN và chuyên môn về lĩnh vực điện hạt nhân của Bộ môn Kỹ thuật điện, Khoa Điện –TĐH với các Nhà khoa học, chuyên gia và các doanh nghiệp nhằm giúp các bạn Sinh viên định hướng và lựa chọn ngành học cho phù hợp.

PGS.TS Võ Thu Hà phát biểu khai mạc hội thảo

Sau phần khai mạc, TS Đỗ Quang Hiệp giới thiệu đại biểu khách mời, các chuyên gia và thông qua chương trình hội thảo gồm 5 chuyên đề tập trung vào các nội dung chính về vai trò, tầm quan trọng của điện hạt nhân trong bối cảnh an ninh năng lượng, xu hướng chuyển đổi năng lượng tất yếu trên thế giới và tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện tương lai.

Liên quan đến nội dung chính của hội thảo, TS Bùi Mạnh Tú trình bày báo cáo chuyên đề tổng quan về điện hạt nhân với vai trò đảm bảo ổn định lưới điện, phát nền và giảm ô nhiễm. Điện hạt nhân với ưu điểm là một trong những nguồn năng lượng quan trọng được khai thác từ phản ứng phân hạch hạt nhân – quá trình giải phóng lượng lớn năng lượng từ lõi nguyên tử. Khả năng sản xuất điện năng quy mô lớn, ổn định và không

phát thải khí nhà kính trong quá trình vận hành, do vậy NPP đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược năng lượng của nhiều quốc gia.

TS Bùi Mạnh Tú – Trình bày tham luận tại hội thảo

Bên cạnh đó, chuyên đề còn phân tích cơ cấu tỷ trọng các nguồn năng lượng đang sử dụng tại Việt Nam từ đó nêu bật việc sử dụng nguồn năng lượng điện hạt nhân tham gia vào hệ thống điện, tuy nhiên cũng gợi mở một số yêu cầu, thách thức về công nghệ và nguồn nhân lực cho việc vận hành và bảo trì hệ thống đảm bảo an toàn.

Nội dung phân tích về Lò phản ứng hạt nhân (nuclear reactor) được TS Trương Văn Khánh Nhật trình bày tại chuyên đề 2 nhấn mạnh cấu trúc phản ứng phân hạch hạt nhân có kiểm soát, nhằm tạo ra năng lượng dưới dạng nhiệt. Nhiệt lượng này được sử dụng để đun sôi nước, sinh hơi và chạy tuabin phát điện – tương tự như nhà máy nhiệt điện thông thường nhưng sử dụng nhiên liệu hạt nhân thay vì than, dầu hay khí. Chuyên đề đã phân tích từ cấu tạo, phân loại đến nguyên lý hoạt động của từng loại lò phản ứng để từ đó đưa ra đánh giá logic về việc lựa chọn cũng như xu thể phát triển của các thế hệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến trên thế giới.

TS Trương Văn Khánh Nhật trình bày nội dung về Lò phản ứng hạt nhân (Nuclear reactor)

Hiện nay, những công nghệ lò phản ứng hạt nhân tiên tiến đã giảm thiểu tối đa nguy cơ nhưng báo cáo vẫn nhất mạnh thách thức cho các nhà khoa học, quản lý về những vấn đề như: Chi phí đầu tư ban đầu lớn; Rủi ro tai nạn (dù hiếm) như Chernobyl, Fukushima; Quản lý chất thải phóng xạ lâu dài để hội thảo có cách nhìn tổng quan nhất. TS Nguyễn Thành Trung đã đem đến cái nhìn tổng quan về các nguồn bức xạ và hạt nhân

trong nhà máy điện HN, nguyên tắc và biện pháp bảo vệ an toàn bức xạ và sự cần thiết việc ứng phó sự cố bức xạ trong Chuyên đề 3.

TS Nguyễn Thành Trung trình bày chuyên đề tại hội thảo

Báo cáo chuyên đề đã phân tích cụ thể từ bối cảnh Việt Nam đang khởi động lại chương trình điện hạt nhân, với các dự án trọng điểm Ninh Thuận 1 & 2 cho đến mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng – phát triển bền vững. Từ đó, bao cáo rút ra bài học kinh nghiệm về hướng đi cho Việt Nam để xây dựng chương trình an toàn, có trách nhiệm gồm: Ưu tiên đào tạo & quản lý con người – Lựa chọn công nghệ tiên tiến & minh bạch thông tin trong mọi tình huống- Tích hợp rủi ro thiên tai, khí hậu vào thiết kế & quy hoạch và Tăng cường hợp tác quốc tế & giám sát độc lập của cơ quan quản lý nhà nước.

Báo cáo chuyên đề 4 tại hội thảo, TS Ngô Mạnh Tiến phát biểu nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ robot, AI và các hệ thống thông minh nhằm làm chủ công nghệ về vận hành bảo trì hệ thống nhà máy điện hạt nhân. Hơn nữa, việc kết hợp nghiên cứu ứng dụng nhằm tăng cường hợp tác Khoa học giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp nhằm xây dựng cơ chế thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng và thương mại hóa sản phẩm khoa học, tăng cường liên kết các nhóm nghiên cứu mạnh về lý thuyết và ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng nghiên cứu của người học là xu thế và chiếm vai trò then chốt.

TS Ngô Mạnh Tiến phát biểu tại hội thảo

Trong chuyên đề 5, Th.S Phạm Văn Huy trình bày về nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết cho việc xây dựng, vận hành và bảo trì Nhà máy điện hạt nhân. Từ đó, báo cáo đề xuất chuyên ngành theo hướng đào tạo nguồn nhân lực kỹ sư vận hành đáp ứng chuẩn đầu ra cả chuyên môn và kỹ năng theo nhu cầu của xã hội.

Dẫn lời phần thảo luận của TS Đỗ Quang Hiệp đã diễn ra sôi nổi với nhiều câu hỏi cho nhà quản lý, nhà khoa học và khách mời về chuyên môn, an toàn bức xạ, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dự án năng lượng hạt nhân tại Việt Nam

Khách mời và sinh viên trình bày ý kiến

Chương trình hội thảo với cấu trúc logic đi từ phân tích tổng quan – xu hướng công nghệ đến các tiêu chỉ đánh giá và lựa chọn giải pháp đã và đang góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sử dụng năng lượng điện hạt nhân hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đây cũng là tiêu chí quan trọng góp phần vào sự thành công của hội thảo.

Hội thảo đã thành công tốt đẹp khi đem đến những vấn đề được chia sẻ, trao đổi và bài học kinh nghiệm với các tham luận trong hội thảo đã góp phần giúp ích cho các giảng viên và sinh viên trong việc nâng cao hiểu biết, bổ sung kiến thức về điện hạt nhân

nói chung từ đó các sinh viên có thể phát triển năng lực và định hướng nghiên cứu trong tương lai.

Các Đại biểu, khách mời và các em sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Khoa Điện – Tự động hoá 

Tin tức liên quan